Khối ngành Sức khoẻ
Định hướng nghề nghiệp

Sinh viên Điều dưỡng Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã được “đặt cọc” khi ra trường

Theo ThS. Điều dưỡng Cao Ngọc Anh, Khoa Điều dưỡng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, gần như 100% sinh viên Điều dưỡng HIU đều có việc làm. Sinh viên điều dưỡng có nhiều sự lựa chọn, không chỉ là bệnh viện công mà còn bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế…

Nhu cầu điều dưỡng cực kỳ lớn

Bệnh viện đang được xây dựng thêm rất nhiều. Nhiều bệnh viện không còn là bệnh viện đa khoa thông thường nữa mà hướng tới bệnh viện theo chuẩn quốc tế, chuyên khoa sâu. Các cơ sở y tế ấy mục tiêu là cung cấp dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng, bệnh nhân những gì thoải mái nhất, đảm bảo chất lượng.

Khối ngành sức khoẻ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chất lượng sinh viên điều dưỡng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng được hướng dẫn theo một bài bản, chuẩn mực. Sau này khi các em đã có nhiều kinh nghiệm hơn, hoạt động độc lập sẽ tự điều chỉnh tay nghề.

Vì vậy, lực lượng điều dưỡng có nhiều sự lựa chọn làm việc ở nhiều bệnh viện, không chỉ là bệnh viện công mà còn bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế… Cho nên, nhu cầu điều dưỡng cực kỳ lớn.

Gần như 100% sinh viên Điều dưỡng HIU đều có việc làm

“Điển hình cho nhu cầu hiện tại, với khoa Điều dưỡng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, hàng năm, lớp điều dưỡng nào tốt nghiệp, chúng tôi đều bám sát để xem các em có việc làm hay không.

Bất cứ sinh viên nào sau khi tốt nghiệp mà chưa có việc làm sẽ liên hệ lại với khoa để được hỗ trợ tìm việc làm cho các em. Nhưng, hầu như các giáo viên chúng tôi không cần phải làm việc đó.” ThS Cao Ngọc Anh cho biết.

Cô Ngọc Anh tự hào chia sẻ thêm, sinh viên điều dưỡng của HIU giữ nhiều vị trí tương đối tốt trong các cơ sở y tế tại TPHCM.

Trước khi ra trường, sinh viên điều dưỡng HIU đã được “đặt cọc”

Mốc ra trường của các bạn sinh viên khoa Điều dưỡng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, từ tháng 7 tốt nghiệp và giao động đến tháng 8, tháng 9, các em sẽ nhận bằng.

“Từ tháng 5, tháng 6, nhiều bệnh viện đã bắt đầu gửi danh sách qua đặt hàng khoa Điều dưỡng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Khi họ gửi số lượng điều dưỡng qua để đặt hàng, thường chúng tôi sẽ mở các workshop nhỏ để các sinh viên khoa Điều dưỡng sắp ra trường giao lưu với các đơn vị tuyển dụng,” ThS Cao Ngọc Anh cho biết.

Trước khi ra trường, sinh viên điều dưỡng HIU đã được nhiều bệnh viện công và tư “đặt cọc”

Qua đó, các sinh viên sẽ xem xét mình có phù hợp với đơn vị tuyển dụng đó hay không.

Năm 2020, 20 điều dưỡng vừa tốt nghiệp khóa 16 điều dưỡng HIU đã được Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận về. Ngoài Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Quận 11… gửi công văn đến để tiếp nhận sinh viên của khoa Điều dưỡng, Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Mới ra trường, chứng chỉ hành nghề điều dưỡng quan trọng hơn lương

Theo ThS Điều dưỡng Cao Ngọc Anh, các bạn điều dưỡng mới ra trường đừng kén việc. Các em vừa ra trường chưa có nhiều rèn luyện, trau dồi trong tay nghề cũng như chưa có chứng chỉ hành nghề. Các em mộng một mức lương “mười mấy, hai triệu đồng/tháng” chắc chắn là chưa có, nhưng khi các em có tay nghề, nhiều kinh nghiệm, điều đó lại khác.

“Tay nghề nằm ở chỗ, các điều dưỡng phải được tiếp xúc với bệnh nhân. Vậy thì đừng kén việc, hãy từ mức phòng khám là thấp nhất. Phòng khám là nơi có khả năng cấp cho điều dưỡng giấy xác nhận để các điều dưỡng đi làm thẻ hay chứng chỉ hành nghề. Điều dưỡng cần hành nghề liên tục 9 tháng” ThS Cao Ngọc Anh định hướng rõ ràng.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Khi chưa có chứng chỉ hành nghề, mức lương ban đầu của điều dưỡng thường chỉ từ 4 – 5 triệu đồng/tháng. Nhưng khi có chứng chỉ hành nghề, lương điều dưỡng sẽ thay đổi, nhưng để có mức lương như “mộng tưởng” đòi hỏi điều dưỡng phải có tay nghề, kinh nghiệm.

Cử nhân điều dưỡng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ được đào tạo gì?

Ngành điều dưỡng phải trải qua điều dưỡng cơ sở. Điều dưỡng cơ sở bao gồm các thủ thuật điều dưỡng cơ bản.  Các thủ thuật này không phải chỉ được đào tạo với ngành điều dưỡng mà toàn bộ khối Y đều phải có bước đệm cơ bản này. Bao gồm: tiêm chích, thăm khám thực thể trên bệnh nhân, cho ăn, đặt sonde dạ dày cho ăn, đặt thông tiểu để dẫn lưu, chăm sóc vết thương…

Chuyên ngành điều dưỡng sau đó: chăm sóc người bệnh nội (các bệnh mạn tính), bệnh ngoại (cần phẫu thuật), nhi, nhiễm, sản… Sau khi, sinh viên điều dưỡng học lý thuyết từng chuyên ngành tại trường, bộ môn Lâm sàng sẽ “hướng dẫn cho các em thực hành những thủ thuật cơ bản áp dụng trên chuyên môn về chuyên ngành này trên bệnh nhân thật ngoài lâm sàng.”

Xem thêm: Ngành điều dưỡng học bao lâu?

Tin liên quan

“Khát” nhân lực ngành Điều dưỡng, đặc biệt sau dịch COVID-19

khoisuckhoe

Khám Đông Y là gì?

ThienAn

Thực trạng ngành điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

khoisuckhoe

Leave a Comment