Dưới đây là những tổng hợp nhanh chuyên ngành của Dược học và hướng đi cho mỗi chuyên ngành. Các bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bạn thân nhé!
1. Dược học có mấy chuyên ngành?
Dược học được chia thành 5 chuyên ngành chính: Dược lâm sàng, Dược liệu và dược học cổ truyền, Kiểm tra chất lượng thuốc, Sản xuất và phát triển thuốc, Quản ý cung ứng thuốc. Mỗi chuyên ngành đều có những thú vị riêng. Cùng so sánh trong bảng dưới đây nhé!
A. Chuyên ngành Dược lâm sàng
Đối với chuyên ngành này đòi hỏi sinh viên cần phải có nền tảng cơ bản về môn Sinh – Hóa học. Vì đây là 2 khối kiến thức rất quan trọng của chuyên ngành Dược lâm sàng là Hóa dược học và Dược lý học.
- Dược lý học: sẽ trang bị cho sinh viên về tất cả những kiến thức cơ sở về Dược lực của phần từ thuốc, tính chất của Dược động. Vì vậy, có thể sử dụng trị liệu lâm sàng phù hợp với mục đích đặt ra.
- Hóa dược học: tìm hiểu về tất cả những tính chất vật lý, Dược học của những phần tử thuốc, cấu trúc hóa học,… Trên cơ sở đó phân vào từng nhóm thuốc điều trị tương ứng.
Theo đó, sinh viên khi theo học chuyên ngành Dược lâm sàng sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại những Khoa dược của bệnh viện. Những công việc đảm nhiệm tương ứng như: tư vấn cho các bác sĩ trong quá trình kê đơn thuốc cho từng bệnh nhân, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của từng loại thuốc, hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhân.
B. Dược liệu & Dược cổ truyền
Theo đánh giá chung cho thấy Dược liệu & Dược cổ truyền nằm trong số những chuyên ngành quan trọng của ngành Dược. Khối lượng kiến thức cơ bản nhất của chuyên ngành này bao gồm: Hóa học và Dược liệu.
Hai môn học cơ bản này sẽ được giảng viên giảng dạy đan xen cùng nhau, nhằm cung cấp cho sinh viên về các tính chất hóa học, vật lý của những hợp chất thiên nhiên có tính sinh học, định tính và định lượng chúng vào trong dược liệu, cách phân loại, sử dụng cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên như: động vật, cây thuốc có thể sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng,…
C. Chuyên ngành Sản xuất & Phát triển thuốc
Bào chế học, Hóa dược được đánh giá là 2 khối kiến thức quan trọng trong chuyên ngành Dược, cụ thể:
Hóa dược: liên quan đến quá trình tìm hiểu về tất cả những kiến thức về tính chất hóa học, vật lý, dược học của thuốc, nguyên lý về kỹ thuật bào chế những dạng thuốc nhằm sản xuất ra loại thuốc có giá trị sử dụng tốt nhất, thiết kế phân tử thuốc đúng cách dựa vào mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính.
Những sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại những cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc trong nước. Theo đó, những công việc có thể đảm nhiệm cụ thể như: bào chế và nghiên cứu về thuốc. Đặc biệt, vốn nước ngoài chảy vào ngành Dược Việt Nam, khi đó sinh viên theo học chuyên ngành Sản xuất & Phát triển thuốc có thể xin việc làm vào những Tập đoàn Dược đa quốc gia với quy mô lớn.
D. Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc
Đây là chuyên ngành rất cần thiết nhằm đảm bảo được chất lượng dược phẩm trước khi được chuyển đến cho từng bệnh nhân. Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc sẽ trang bị cho sinh viên về kiến thức, kỹ năng nhằm đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng của các nguyên liệu, thành phẩm cũng như về quy trình sản xuất,… Nhằm đảm bảo đúng về những tiêu chí và phù hợp với luật định.
Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành này còn được trang bị thêm những nguyên tắc trong quy trình sản xuất thuốc tại xí nghiệp, tất cả những kỹ năng đánh giá qua từng khâu của dây chuyền.

Khi học xong chuyên ngành này, sinh viên có thể xin việc tại những Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc. Hoặc có thể xin giảm quản lý, hoặc có thể đảm nhiệm công việc giám sát quy trình sản xuất thuốc về những công ty/ doanh nghiệp Dược.
E. Chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc
Đối với chuyên ngành này thiên về kinh tế, pháp luật nhiều hơn và đảm bảo các kiến thức cơ bản của ngành Dược học.
Xem thêm: Thực trạng ngành điều dưỡng tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Những giảng viên sẽ đào tạo cho sinh viên những kỹ năng cơ bản nhằm đánh giá và những giải pháp có thể cải thiện được năng suất, chất lượng trong quá trình cung ứng thuốc, nắm rõ về những chính sách pháp luật trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, biết rõ về những kiến thức về kinh tế vận dụng của ngành Dược,… Do đó, giúp cho sinh viên sau khi ra trường có thể xin việc làm tại những cơ sở kinh doanh thuốc, mở nhà thuốc,… theo đúng pháp luật đưa ra.

2. Nên học chuyên ngành dược nào?
Rất nhiều người theo học ngành dược đều nghĩ ra Trường để bán thuốc nhưng thực tế không phải vậy. Với 5 chuyên ngành trên, mỗi chuyên ngành đều đòi hỏi sự chuẩn bị về kiến thức và kĩ năng khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của chuyên ngành đó. Sinh viên cần phải có kiến thức nền tảng vững vàng trong tất cả các môn học tại nhà trường.
Tuy nhiên do sở thích năng lực và nhu cầu, mỗi sinh viên sẽ phát triển năng lực theo một định hướng riêng của mình từ đó sẽ bắt đầu tiếp cận chuyên sâu vào một số môn học cần thiết.
+ Với chuyên ngành Dược sĩ lâm sàng: đây là chuyên ngành đòi hỏi các bạn phải có một nền tảng kiến thức về Sinh học và Hoá học thât vững vàng. Chuyên ngành cũng phù hợp với các bạn có tính tỉ mỉ, hoạt bát và nhanh nhẹn vì phải làm việc khá nhiều với các bệnh nhân để tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc đúng đắn.
+ Chuyên ngành Dược liệu và dược học cổ truyền: Chuyên ngành này rất phù hợp với các bạn yêu thích với thuốc dược bào chế từ thảo dược tìm hiểu về động vật, cây thuốc có thể sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng,…
+ Nếu là người cẩn thận, giỏi quan sát, nhanh nhạy bạn có thể thử sức với chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc và Quản lý cung ứng thuốc vì những chuyên ngành này thiên về pháp luật nhiều hơn còn nếu thích nghiên cứu sâu thì chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc chính là dành cho bạn
Xem thêm: Top các trường dạy ngành dược học.