Hiện nay, HIU có 48 ngành đào tạo liên quan hầu hết các lĩnh vực quan trọng có nhu cầu nhân lực cao, trong đó, khối ngành Sức Khoẻ được xem là khối ngành Chiến lược với hơn 60% sinh viên đang theo học.
Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành khối sức khoẻ của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng bằng 6 phương thức tuyển sinh với 4 tổ hợp môn xét tuyển bao gồm: A00: Toán, Lý, Hoá, B00: Toán, Hoá, Sinh, D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh và D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh.

Khối ngành sức khỏe là gì? Tại sao lại ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại?
Chăm sóc sức khỏe đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người mà còn cả sự phát triển của nền kinh tế – xã hội – văn hóa nói chung.
Khối ngành sức khỏe là nền tảng của một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là sự phát triển của một phức hợp các dịch vụ chăm sóc y tế, điều trị, dự phòng; tập trung vào đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trong các bệnh viện công lập, tư nhân, phòng khám và y tế công cộng.
Dân số già hóa, tuổi thọ ngày nay dài hơn gần 25 – 30 năm và giảm tỷ lệ sinh trên toàn thế giới trong 40 năm qua. Đặc biệt, trong hai năm vừa qua và cho đến những năm tiếp theo, chúng ta không thể quên sự bùng phát của dịch bệnh Covid – 19. Cả thế giới chao đảo và gần như đình trệ mọi mặt xã hội. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe vì thế ngày càng tăng cao.

Nhóm ngành sức khoẻ của Trường Đại học Quốc Hồng Bàng gồm những ngành nào?
Nói đến ngành sức khoẻ không ít các bạn học sinh chỉ đều nghĩ tốt nghiệp nhóm ngành này sẽ làm bác sĩ, y sĩ. Sự thật, tuỳ vào năng lực và nguyện vọng khi lựa chọn học nhóm ngành sức khoẻ, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn như: đa khoa, điều dưỡng, nha khoa, nhãn khoa, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia trong lĩnh vực huyết học, di truyền học…
Bên cạnh đó, có thể chọn làm các công việc nghiên cứu tìm ra các loại thuốc và vắc-xin mới, cách phòng và chữa bệnh mới, hay phục vụ công tác đào tạo giúp duy trì nguồn nhân lực dài hạn, các vị trí quản lý nhà nước về y tế và sức khỏe cộng đồng…
Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU) là một trong những cơ sở giáo dục đại học tư thục đầu tiên phía Nam đào tạo đủ các bậc học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với đa dạng các ngành, chuyên ngành đào tạo. Những năm gần đây, HIU đang nhanh chóng chuyển mình sang các khối ngành mũi nhọn về sức khỏe, tiêu biểu nhất là: bác sĩ y khoa, bác sĩ răng hàm mặt, dược sĩ, điều dưỡng, và cử nhân chuyên ngành: kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, hộ sinh, quản lý bệnh viện…
Danh mục các ngành sức khoẻ 2021 của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gồm:
- Ngành Y khoa
- Ngành Dược học
- Ngành Răng Hàm Mặt
- Ngành Điều Dưỡng
- Ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng
- Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
- Ngành Y đa khoa: là ngành đào tạo bác sĩ đa khoa, thời gian đào tạo 6 năm, được trang bị kiến thức phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho con người.
- Ngành Vật lý Trị liệu – Phục hồi Chức năng: không chỉ chăm sóc để nâng cao sức khỏe mà còn giúp những người bị tổn thương và bệnh tật hồi phục tốt hơn, tái hòa nhập với cuộc sống và xã hội.
- Ngành Dược học: là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm các quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh.
- Ngành Điều dưỡng: là một ngành trong khối khoa học sức khoẻ, sinh viên Điều dưỡng được đào tạo những nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc sức khoẻ, chẩn đoán điều dưỡng, can thiệp chăm sóc người bệnh, phòng bệnh.
- Ngành Răng Hàm Mặt: là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành Răng Hàm Mặt chất lượng cao tại Việt Nam, hướng đến ngang hàng với các cơ sở đào tạo Răng Hàm Mặt tiên tiến của Châu Á.
- Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: là một khâu thiết yếu trong tất cả quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người từ phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, theo dõi điều trị đến tiên lượng bệnh.
- Ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng: không chỉ chăm sóc để nâng cao sức khỏe mà còn giúp những người bị tổn thương và bệnh tật hồi phục tốt hơn, thích nghi đến mức tối đa tình trạng hiện tại của họ để nâng cao chất lượng cuộc sống, tái hội nhập xã hội.
Xem thêm: Các bệnh cần phục hồi chức năng