Học Y khoa ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu là câu hỏi được các bạn thí sinh đặc biệt quan tâm khi tìm hiểu về ngành Y khoa.
Học Y khoa ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Chia sẻ về chương trình đào tạo ngành Y khoa của trường Đại học Đại Nam, PGS.TS Phạm Trung Kiên cho biết: Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa Đại học Đại Nam được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra với nền tảng là Chuẩn năng lực Bác sĩ Đa khoa của Bộ Y tế về “CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ ĐA KHOA” với 4 lĩnh vực, 20 tiêu chuẩn và 90 tiêu chí.
“Với chuẩn đầu ra như trên, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Y khoa của trường Đại học Đại Nam đáp ứng đầy đủ chuẩn năng lực Bác sĩ đa khoa của Việt Nam; sẵn sàng tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ hành nghề do Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức; gia nhập đội ngũ nhân lực y tế trình độ cao, tham gia công tác trong ngành Y tế ở nhiều vị trí công việc…” PGS.TS Phạm Trung Kiên khẳng định.
Cụ thể:
Tại các cơ sở khám chữa bệnh: Bác sĩ Y khoa trường Đại học Đại Nam (sau khi có Chứng chỉ hành nghề) có thể đảm nhiệm công việc của bác sĩ điều trị tại các cơ sở y tế công lập và dân lập; trực tiếp tham gia khám chữa bệnh tại các phòng khám, các trung tâm y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương.
Sinh viên Y khoa Đại học Đại Nam được học tập, thực hành với các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
Tại các cơ sở đào tạo: Với các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng bổ trợ (ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết trình…), sau khi tốt nghiệp các bác sĩ đa khoa Đại học Đại Nam có thể làm giảng viên cho các trường cao đẳng y dược, trợ giảng hoặc giảng viên (sau khi có bằng Thạc sĩ) tại các trường đại học y dược.
Tại các Viện nghiên cứu: Những bạn có đam mê nghiên cứu, với kiến thức y học cơ sở vững chắc, kỹ năng nghiên cứu khoa học và trình độ tiếng Anh được đào tạo trong Nhà trường, các bạn có thể tham gia vai trò nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu y sinh học, các Trung tâm xét nghiệm chuyên sâu của các bệnh viện công lập hoặc dân lập…
Trong quá trình học thực hành lâm sàng tại bệnh viện, sinh viên Y khoa Đại Nam được các cán bộ y tế giỏi hướng dẫn và tiến hành các kỹ thuật/thủ thuật trực tiếp bệnh nhân thật.
Tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước và tổ chức phi Chính phủ: Chương trình đào tạo ngành Y khoa Đại học Đại Nam có rất nhiều môn học trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về hệ thống y tế, quản lý y tế, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… Vì vậy, sau khi ra trường, các bác sĩ đa khoa Đại học Đại Nam có thể làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế (Trung tâm y tế, Sở Y tế, Bộ Y tế….). Ngoài ra, với trình độ tiếng Anh tốt, các bác sĩ Đại học Đại Nam sẽ có cơ hội tham gia làm việc trong các tổ chức phi Chính phủ về y tế.
Nói về chế độ đãi ngộ của ngành Y khoa, PGS.TS Phạm Trung Kiên cho biết: “Người bác sĩ giỏi và có đạo đức chân chính sẽ không nghèo nhưng cũng không quá giàu bởi nghề Y là nghề tâm đức, người bác sĩ tuyệt đối không thể vụ lợi trên sinh mệnh của người bệnh…”
Hiện nay thu nhập ban đầu với một Bác sĩ y khoa là khoảng trên 10 triệu đồng/ tháng; tuy nhiên mức lương này sẽ tăng lên từ 15-20 triệu đồng/ tháng sau khi có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm trở lên.
Cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa
Cũng theo PGS. TS Phạm Trung Kiên, không chỉ có cơ hội việc làm rộng mở, cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp đại học của ngành Y khoa rất lớn, mang đến cho người học những cơ hội vô cùng tốt để phát triển sự nghiệp và cống hiến cho nền y học.
“Ngành Y là một ngành đào tạo đặc biệt, để có thể làm việc tại các bệnh viện, sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa cần lựa chọn cho mình một chuyên ngành (Nội khoa, Ngoại khoa, Sản Khoa, Nhi khoa, Tai mũi họng, Nhãn khoa, Thần kinh, Ung thư….) phù hợp năng lực, sở thích để có thể cống hiến tốt nhất cho xã hội bằng nghề nghiệp mà mình đã chọn. Ngay trong năm tốt nghiệp, các Tân bác sĩ có thể đăng ký thi Bác sĩ Nội trú của các trường đại học y dược trên toàn quốc. Nếu không học Bác sĩ nội trú, các bác sĩ có thể theo học các khóa học chuyên khoa, từ chuyên khoa cơ bản (thời gian 6-9 tháng) đến các lớp chuyên khoa cấp I (trong 2 năm) và để trở thành các chuyên gia cần phải học chuyên khoa cấp II trong thời gian 2 năm nữa. Bên cạnh hệ đào tạo thực hành, các bác sĩ có thể theo học các chương trình đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành, sau đó có thể học tiếp lên để trở thành Tiến sĩ y học…” PGS. TS Phạm Trung Kiên chia sẻ.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: