Bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất kinh doanh dược phẩm
Ngày nay, ngành nghề dược phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với nhu cầu đời sống hiện nay. Chính vì vậy, có rất nhiều cá nhân/ doanh nghiệp thành lập công ty dược phẩm hoặc mở rộng kinh doanh đối với ngành nghề này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiến hành đăng ký kinh doanh mã ngành bán buôn dược phẩm một cách dễ dàng và hiểu rõ điều kiện kinh doanh dược phẩm là gì? Để giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình chuẩn bị thủ tục pháp ký đăng ký mã ngành kinh doanh dược phẩm, Nam Việt Luật sẽ chia sẻ đến bạn đọc về cách bổ sung ngành nghề sản xuất dược phẩm khi mở công ty dược phẩm chi tiết nhất. Mời bạn đọc tham khảo:
Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề sản xuất và kinh doanh dược phẩm
Mã ngành nghề sản xuất dược phẩm được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin chi tiết và mã ngành nghề sản xuất dược phẩm và kinh doanh dược phẩm như sau:
STT | Tên ngành nghề | Mã số |
1 | Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
Chi tiết: – Sản xuất thuốc những loại ; |
2100 |
2 | Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng; |
1079 |
3 | Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4772 |
4 | Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Bán buôn thực phẩm chức năng; |
4632 |
5 | Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh | 4772 |
6 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: – Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế |
4649 |
7 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu Chi tiết: – Dịch Vụ Thương Mại dữ gìn và bảo vệ thuốc ; |
8299 |
8 | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị y tế |
4659 |
Điều kiện kinh doanh dược phẩm đối với cơ sở sản xuất thuốc
- Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở sản xuất thuốc.
- Cơ sở sản xuất thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;
- Nhà xưởng, hệ thống phụ trợ và thiết bị được trang bị, bố trí, thiết kế, chế tạo, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng
- Có khu vực kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng phù hợp quy mô sản xuất;
- Có khu vực bảo quản bảo đảm điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản phù hợp quy mô sản xuất;
- Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn, công thức, hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.
Điều kiện kinh doanh dược phẩm đối với cơ sở bán buôn thuốc
- Người quản lý chuyên môn về dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh dược của cơ sở bán buôn thuốc.
- Cơ sở bán buôn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số lượng nhân sự, có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao;
- Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải được thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng, đảm bảo bảo quản theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc; có khu vực riêng để bảo quản có trật tự các loại sản phẩm khác nhau; khu vực tiếp nhận, cấp phát phải có khả năng bảo vệ thuốc khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi; các khu vực bảo quản liên quan phải có biển hiệu thích hợp, rõ ràng;
- Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản;
- Kho bảo quản phải trang bị hệ thống phát điện dự phòng cho hoạt động của kho lạnh;
- Có phương tiện vận chuyển thuốc bảo đảm điều kiện bảo quản, yêu cầu về an ninh, an toàn đối với thuốc do cơ sở kinh doanh;
- Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.
Hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất dược phẩm
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/ Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất dược phẩm
- Biên bản họp và bản sao hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/ Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/ Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất dược phẩm
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp
Quy trình thực hiện bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất dược phẩm qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất dược phẩm
Bước 2: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm gửi hồ sơ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
Nội dung Thông báo gồm:
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc
Xem thêm: Giới thiệu chung và sứ mạng của trường Đại học Y Dược Hải Phòng – Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
Bước 3: Nhận giấy kết quả hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề
Căn cứ vào giấy hẹn doanh nghiệp nhận giấy xác nhận về việc biến hóa nội dung ĐK doanh nghiệp / Thông báo về việc sửa đổi, bổ trợ hồ sơ ĐK doanh nghiệp .
Như vậy, đăng ký kinh doanh mã ngành bán buôn dược phẩm hay mã ngành kinh doanh dược phẩm không hề khó, nếu doanh nghiệp nắm rõ các thủ tục pháp lý mà chúng tôi nêu trên. Hy vọng, đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Ngành Hộ sinh ra trường làm gì?
Nguồn: namvietluat
Source: https://khoinganhsuckhoe.com
Category: Ngành tuyển sinh